Vào hồi 15h45’ngày 6/4/2021, BGH trường THCS Thượng Thanh đã tổ chức buổi báo cáo của đồng chí Trần Thu Thủy và đồng chí Phạm Thị Thanh Mai về bài E-learning dự thi cấp Thành phố với sự tham dự của toàn bộ hội đồng Sư phạm trường THCS Thượng Thanh. Đây là dịp để CBGV nhà trường có điều kiện để học hỏi, trau dồi kiến thức về chuyên môn cũng như việc sử dụng bài giảng E-learning trong quá trình giảng day
. Đồng thời BGH cũng mong muốn trong quá trình tiếp thu báo cáo cần có sự góp ý thêm của tập thể cán bộ GV nhà trường để bài giảng hoàn thiện một cách đầy đủ nhất.
Phần I: Báo cáo của đồng chí Phạm Thị Thanh Mai về môn Lịch sử:
Kính thưa đ.c Trần Thị Ngọc Yến – BTCB- HT nhà trường!
Kính thưa các đồng chí trong HĐSP nhà trường!
Lời đầu tiên, tôi xin phép được gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe và lời chào thân mến!
Thưa các đồng chí!
Môn Lịch sử là một trong những nhân tố cốt lõi hình thành lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Qua môn học này, học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, của đất nước và nhân loại. Vì Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. Nó đã tồn tại cách chúng ta hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí hàng triệu năm. Do đó, việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại là một việc rất khó khăn. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu lịch sử như: hình ảnh, bản đồ, biểu đồ và đặc biệt là phim tư liệu vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học sinh có thể tái hiện lại được sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại – đây là điều rất quan trọng với môn Lịch sử. Do đó, việc ứng dụng bài giảng E-Learning vào dạy học Lịch sử là vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại.
Bên cạnh đó, xét về góc độ tâm lí lứa tuổi, học sinh trung học cơ sở đang trong giai đoạn phát triển của nhận thức và con đường nhận thức của các em cũng không thoát khỏi quy luật: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và thực tiễn. Nên việc sử dụng bài giảng vào dạy học lịch sử ở trường THCS để có thể cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh động (tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu…), giúp các em biết và hiểu được bản chất của vấn đề lịch sử là hoàn toàn phù hợp với các em. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn thiết kế bài giảng E-learning môn Lịch sử 7 với Chủ đề: Đại Việt thời nhà Trần – Tiết 25: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1258)! Đây cũng là sản phẩm dự thi của tôi trong ngày hội CNTT lần thứ 5 của sở GD và ĐT Hà Nội.
Sau đây, tôi xin phép được giới thiệu những ưu điểm trong bài giảng của mình.
Thưa các đồng chí!
Bài giảng của tôi gồm 18 slide, được thiết kế theo 4 hoạt động lớn: Hoạt động mở đầu, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập và cuối cùng là hoạt động vận dụng.
Ưu điểm thứ nhất là bài giảng có phần hệ thống phần dẫn dắt kiến thức giúp bài giảng trở nên logic và mềm mại hơn. Ví dụ slide: 3, 4, 5, 6, 10.
Ưu điểm thứ 2 của bài giảng là tư liệu sử dụng trong bài mang rất phong phú và đúng đặc trưng bộ môn như đoạn phim lịch sử ở slide 7 hay lược đồ diễn biến ở slide 11.
Ưu điểm thứ 3 là hệ thống câu hỏi, bài tập phát hiện, củng cố và nâng cao kiến thức được thiết kế xen kẽ trong hoạt động hình thành kiến thức và xuyên suốt bài giảng. Mức độ của các câu hỏi và bài tập cũng tăng dần từ dễ đến khó và đa dạng về hình thức. Sau khi trả lời các câu hỏi, bài tập, HS sẽ được biết luôn kết quả đúng sai và được đánh giá bằng điểm. Cụ thể là ở các slide 8, 12, 14.
Ưu điểm thứ 4 là phần chốt kiến thức sau mỗi phần của bài giảng rất khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu và đảm bảo chuẩn kiến thức được thể hiện ở các slide: 9, 13.
Và ưu điểm cuối cùng là bài giảng có phần mở rộng kiến thức, vận dụng liên hệ thực tế, tổng kết bài học và các tư liệu tham khảo hướng dẫn học sinh tự học như ở các slide 15, 16,17, 18.
Ngoài những ưu điểm kể trên, chắc hẳn bài giảng của tôi còn có những phần hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ của hội đồng để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa!
Phần thuyết minh bài giảng của tôi đến đây là kết thúc! Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe! Kính chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, hạnh phúc! Chúc ngày hội CNTT lần thứ IV của Sở GD và ĐT thành công tốt đẹp!
Phần II: : Báo cáo của đồng chí Trần Thu Thủy về môn Ngữ văn:
Xin kính chào ban giám khảo cùng các thầy cô giáo đang có mặt tại khán phòng hôm nay! Tôi là Trần Thu Thủy, giáo viên trường THCS Thượng Thanh quận Long Biên. Đến với ngày hội CNTT lần thứ V của phòng GD và ĐT quận Long Biên, sản phẩm dự thi của tôi là bài giảng điện tử E-learning môn KHXH-Chủ đề Ngữ văn 6!
Bài giảng của tôi gồm 53 slide, trong đó có 8 slide tạo hiệu ứng chuyển tiếp và 45 slide nội dung, cụ thể như sau:
- Tiêu mục và giới thiệu chung ở các slide: 1,3,4,5,6.
- Hoạt động Mở đầu ở các slide: 7,8,9, trong đó:
+ Slide 7 là đặt tình huống
+ Slide 8 là bài tập tương tác – dạng bài: Hotspot trong Quiz
+ Slide 9 là phần dẫn dắt vào bài được thiết kế dưới dạng video được thực hiện bằng những kĩ thuật sau:
- Quay phim giáo viên với phông nền xanh
- Xóa phông nền xanh bằng phần mềm Camtasia
- Chèn video nền là bản đồ Việt Nam
- Xử lý hiệu ứng zoom vào khu vực Cà Mau theo lời giảng của giáo viên
- Chèn thêm các đối tượng chữ để ghi tên bài
- Xuất bản Video
- Chèn video vào Powrpoint để đồng bộ bài giảng
- Hoạt động Hình thành kiến thức được thiết kế bám sát tiến trình dạy học phân môn Văn học, bao gồm 3 hoạt động cụ thể như sau:
- Hoạt động Tìm hiểu chung:
+ trong đó, tìm hiểu khái quát về tác giả:
Slide 11: Hoạt động tương tác của hs để thu thập thông tin, sử dụng hiệu ứng trong animations của PPT.
Slide 12: Bài tập tương tác – dạng trắc nghiệm 1 đáp án đúng trong ispring
Slide 13: GV chốt kiến thức.
+ Tìm hiểu khái quát về văn bản
Slide 15: GV hướng dẫn hs đọc văn bản
Slide 16: Gv đọc văn bản – Video GV đọc bài trên nền cảnh đẹp Cà Mau: Sd kĩ thuật thu âm, lồng tiếng vào video, cắt ghép, chèn nhạc nền, chèn chữ và hiệu ứng chữ trên video.
Slide 18-23: HS tự đọc bài (dành cho hs học trực tuyến ko có sách giáo khoa) – phần chú thích từ khó trong văn bản được thể hiện bằng kĩ thuật: tô đỏ chữ, chèn hiệu ứng hotspot trong interaction của ispring. Hs chỉ cần trỏ chuột vào chữ sẽ hiện lên phần chú thích.
HS thực hiện bài tập tương tác:
Slide 24: GV hướng dẫn thực hiện bài tập
Slide 25: HS thực hiện bài tập dạng kéo thả trong Quiz của ispring
Slide 26: GV chốt kiến thức
- Hoạt động Tìm hiểu chi tiết: thiết kế thành 3 nhóm slide tương ứng với 3 nội dung của bài học:
+ Các slide 28,29,30: Cảm nhận chung về toàn cảnh sông nước Cà Mau
+ Các slide 32-40: Cảnh kênh rạch và dòng sông Năm Căn
+ Các slide 41,42,43: Cảnh chợ Năm Căn
3 nhóm slide này đều được thiết kế theo trình tự: Bài tập tương tác – chốt kiến thức. Các dạng bài tập tương tác gồm: mảnh ghép (matching), Hotspot trong Interaction, kéo thả, điền khuyết.
(Hotspot trong Interaction: Vào iSpring, insert Interaction, chọn loại Interaction là Hotspot. Tạo các ô hotspot trùng với các biển địa danh - Nhập thông tin nội dung và âm thanh vào các ô hotspot tương ứng.)
- Hoạt động Tổng kết: slide 44, sử dụng hiệu ứng trong animations của PPT.
- Hoạt động luyện tập: slide 46,47: hướng dẫn trò chơi và trò chơi Ô chữ bí ẩn – hiệu ứng điền từ trong Quiz.
- Hoạt động vận dụng: slide 49, 50, 51, trong đó slide 49 là tình huống – video hs trong khuôn viên trường, dẫn từ cảm nhận về bài học đến thực tế môi trường Cà Mau; Slide 50: GV dẫn dắt và video về biến đổi khí hậu ở Cà Mau; Slide 51: Bài tập trắc nghiệm dạng nhiều phương án đúng.
- Cuối cùng là slide kết thúc tiết học, lời chúc của gv và đường link tài liệu tham khảo dành cho HS.
Buổi báo cáo kết thúc lúc 17h30’ với sự nhất trí, đồng lòng của BGH và tập thể CBGV nhà trường với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho hội đồng Sư phạm trường THCS Thượng Thanh! Kính chúc cô giáo Trần Thu Thủy và cô giáo Phạm Thị Thanh Mai dồi dào sức khỏe để bước vào kì dự thi cấp Thành phố về bài giảng E-learning đạt kết quả cao nhất.
Một số hình ảnh đáng chú ý từ buổi báo cáo :