Hưởng ứng cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp TP năm học 2024- 2025 của Sở giáo dục đào tạo Thành phố Hà Nội, trường THCS Thượng Thanh đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) cấp trường trong tháng 11/2024. Hội thi GVDG là hoạt động chuyên môn nhằm phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến; tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, đẩy mạnh phong trào thi đua “đổi mới-sáng tạo” trong dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Hội thi GVDG diễn ra ở các môn KHTN, Tin học, HĐTN, Tiếng Anh với sự tham gia của 11 đồng chí giáo viên nhà trường. Sau Hội thi các cô giáo Phùng Thị Thư (môn HĐTN), cô giáo Nguyễn thị Thu Hương (môn KHTN), cô giáo Nguyễn Thị Thu (môn Tin học), cô giáo Đào Linh Chi (môn Tiếng Anh) đã xuất sắc đạt được vị trí đứng đầu và được lựa chọn đi thi cấp Quận.
Chiều ngày 20/12/2024, BGH nhà trường đã lựa chọn các báo cáo giải pháp của các cô có tính ứng dụng cao, để báo cáo trước Hội đồng nhà trường. Tham dự buổi sinh hoạt CM của trường có: Đ/C Hiệu trưởng Trần Thị Ngọc Yến, đ/c phó Hiệu trưởng Đỗ Thị Thu Hoài và đ/c phó Hiệu trưởng Nguyễn Thị Sơn Hường cùng tập thể giáo viên nhà trường.
1. Cô giáo Phùng Thị Thư: “Biệp pháp đổi mới một số hoạt động trong hội nghị cha mẹ học sinh phù hợp với tình hình của lớp, trường”.
Biện pháp 1. Đổi mới trong khâu chuẩn bị
Các bước thực hiện:
- Bước 1. Hoạch định các công việc phải làm trước khi diễn ra hội nghị: trang trí bảng, kê bàn ghế, chuẩn bị nước, bảng tên...
- Bước 2. Thực hiện kế hoạch nhờ sự trợ giúp của học sinh và ban phụ huynh lớp
- Bước 3. Kiểm tra công việc trước hội nghị.
Biện pháp 2. Tạo bầu không khí thoải mái trước hội nghị
Các bước thực hiện:
- Bước 1. Lên kế hoạch chuẩn bị cùng học sinh những tiết mục văn nghệ, trò chơi
- Bước 2. Tập luyện hoặc cùng học sinh thiết kế trò chơi
- Bước 3. Học sinh dẫn chương trình, tổ chức trò chơi hoặc văn nghệ
Biện pháp 3: Đổi mới cách truyền đạt thông tin
- Bước 1: Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể các công việc cần làm công việc
- Bước 2: Cùng học sinh chuẩn bị, tập luyện theo kế hoạch
- Bước 3: Kiểm tra lại công việc trước khi thực hiện
Biện pháp 4: Đổi mới trong hình thức và nội dung thảo luận.
- Bước 1: Lập kế hoạch cụ thể
- Bước 2: Chuẩn bị các nội dung thảo luận
- Bước 3: Kiểm tra lại công việc trước khi thực hiện
2. Cô giáo Đào Linh Chi: “Một số hoạt động kĩ năng nói giúp HS củng cố và ghi nhớ từ vựng”.
Biện pháp 1: Đóng vai (Role-play)
Biện pháp 2: Mô tả tranh (Picture Description)
Biện pháp 3: Thuyết trình ngắn (Mini Presentations)
Biện pháp 4: Buổi phỏng vấn (Talk Show)
3. Cô giáo Nguyễn Thị Thu: “Tăng cường sự tương tác, sáng tạo trong bài giảng Tin học thông qua phần mềm Classpoint và AL”.
Biện pháp 1:Sử dụng phần mềm Classpoint trong dạy học
Các bước tiến hành: Sử dụng phần mềm Classpoint tương thích với bài giảng điện tử pp thiết kế để học sinh tương tác trực tiếp mà không cần thao tác qua nhiều ứng dụng,phát huy năng lực của học sinh
Biện pháp 2:Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo video trong các bài học.
Các bước tiến hành:
Bước 1. Chọn nội dung phù hợp: Nội dung video được đặt trong các tính huống thực tế để HS dễ hình dung, ghi nhớ, tập trung vào một cách thực hiện hoặc một đến hai khái niệm chính
Bước 2. Xây dựng kịch bản cho video: Công nghệ AI có thể hỗ trợ trong việc đề xuất tình huống phù hợp với nội dung giảng dạy, đưa ra câu lệnh cho AI và AI sẽ tạo kịch bản theo yêu cầu
Bước 3. Tạo video: Lựa chọn các công cụ để tạo video và tiến hành xây dựng video
- Chuyển văn bản thành giọng nói: TTS Free, TSMaker
- Lựa chọn bối cảnh, nhân vật: Copilot, Canva, Adobe
- Chỉnh sửa video: Aminiz Animation Maker, Capcut
Bước 4. Đưa video vào quá trình giảng dạy: Sử dụng các video trong phần mở đầu của bài học để đặt vấn đề, giải thích, hướng dẫn HS thực hành
4. Cô giáo Đặng Thu Hương: “Sử dụng hiệu quả một số công cụ Al trong dạy học thí nghiệm môn KHTN”.
Sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm ảo PhET Interactive Simulations: PhET (Physics Education Technology) là một công cụ mạnh mẽ cung cấp các mô phỏng thí nghiệm tương tác với các chức năng chính
Sử dụng công cụ thực tế ảo Google Expeditions: - Google Expeditions là một công cụ thực tế ảo (VR) được thiết kế để giúp giáo viên và học sinh khám phá các mô phỏng thí nghiệm, các hiện tượng vật lý mà không cần phải di chuyển khỏi lớp học.
Bước 1: Truy cập vào Google Expeditions
Bước 2: Lựa chọn chủ đề
Bước 3: Tìm hiểu các thí nghiệm ảo
Các biện pháp của các cô giáo đưa ra đều có tính khả thi, có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Nhiều giải pháp mang tính mới, tính sáng tạo, tính thực tiễn cao, áp dụng đa dạng, linh hoạt vào thực tế mang lại hiệu quả tích cực. Quá trình thực hiện biện pháp của giáo viên thể hiện rõ trong giải pháp. Kết quả thực hiện biện pháp được thể hiện rõ thông qua số liệu về kết quả giảng dạy.
Sau hoạt động báo cáo giải pháp, đồng chí Hiệu trưởng Trần Thị Ngọc Yến đã chỉ đạo rút kinh nghiệm và yêu cầu các thầy cô giáo NT tiếp tục và đẩy mạnh dạy học đổi mới sáng tạo bằng những tiết dạy thiết thực:
- Các Tổ chuyên môn tiếp tục chỉ đạo sát sao, tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học, lưu ý cập nhật các yêu cầu nhiệm vụ mới: Dạy học phát huy phẩm chất năng lực học sinh; đổi mới đánh giá...nhân rộng điển hình các giáo viên đạt loại giỏi được công nhận tại hội thi để làm nòng cốt xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng tại NT.
- Tiếp tục động viên khuyến khích các thầy cô có thành tích cao trong Hội giảng, nhân rộng các điển hình, tạo phong trào thi đua “sáng tạo- đổi mới” trong dạy và học.
- Các tổ/nhóm chuyên môn tiếp tục sinh hoạt chuyên môn sâu, cập nhật những yêu cầu phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tổ chức phân tích kế hoạch bài dạy của những tiết dạy đạt loại giỏi và rút ra những kết luận chuyên môn cần thực hiện.
- GV tham dự Hội thi rút kinh nghiệm thông qua học hỏi từ giám khảo và đồng nghiệp tại Hội thi từ đó tiếp tục đầu tư về chuyên môn, phát huy vai trò cốt cán, lan tỏa tinh thần đổi mới của hội thi đến đồng nghiệp, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ.
- BGH yêu cầu các Tổ chuyên môn nghiên cứu, nhân rộng tất cả báo cáo giải pháp và kế hoạch bài dạy của Hội thi trong hội đồng sư phạm nhà trường để học hỏi, trau dồi chuyên môn.
Buổi sinh hoạt chuyên môn đã mang đến những giá trị thiết thực giúp cho các giáo viên nhà trường gắn kết hơn, thể hiện tinh thần sẻ chia, truyền cảm hứng cho đồng nghiệp. Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động thiết thực thúc đẩy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời còn là cơ hội cho giáo viên nhà trường có điều kiện học hỏi, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm, áp dụng những phương pháp phù hợp nhằm phát huy tính sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Thật mong các giải pháp GD mà các cô đưa ra sẽ mang đến kết quả cao nhất trong Hội thi GVDG của Quận sắp tới!