An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông, đặc biệt theo báo cáo của UB ATGT Quốc gia, trong quý 1 năm 2019, toàn quốc xảy ra 4.030 vụ TNGT, làm chết 1.905 người, bị thương 3.141 người.Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là các em học sinh
- Nguyên nhân gây ra Tai nạn giao thông:
- Do người điều khiển giao thông:
+Văn hóa tham gia giao thông quá kém
Ý thức xã hội nói chung và ý thức tham gia giao thông của người Việt rất thấp so với xã hội văn minh. Điều này đã được các phương tiện truyền thông khai thác và phê phán lâu nay.
Hình ảnh những ngã ba, ngã tư luôn chật cứng ô tô, xe máy chậm chạp di chuyển không hàng, không lối trong những giờ cao điểm, những khuôn mặt cáu gắt, mệt mỏi, những tiếng còi xe inh ỏi lẫn khói bụi mù mịt là chuyện xảy ra hàng ngày tại các đô thị lớn.
Văn hóa chen lấn, không ai chịu nhường ai chính là nguyên nhân gây ra ách tắc giao thông.
Bên cạnh đó, tình trạng vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, chạy lấn tuyến, vượt đường... là một điều gì đó quá đỗi bình thường trong văn hóa giao thông xứ Việt. Hầu như những người đi xe máy không có khái niệm nhường đường, kể cả cho người đi bộ.
+ Uống rượu bia khi tham gia giao thông
Những người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia là nguyên nhân gây ra TNGT nghiêm trọng nhiều nhất.
Thống kê cho thấy phần lớn các vụ tử vong do TNGT có nguyên nhân từ rượu bia. Những ngày nghỉ, ngày lễ, tỷ lệ tử vong vì TNGT luôn cao hơn những ngày bình thường.
+ Thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ
Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn kỹ năng lái xe.
- Hạ tầng không đảm bảo an toàn:
+ Chất lượng các công trình hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Một phần do quá tải, một phần do công trình kém chất lượng, một phần do sự chắp vá trong quá trình sửa chữa, nâng cấp.
+ Tình trạng sụn lún, sạt lở, bong nứt mặt đường thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường có số lượng phương tiện giao thông lớn.
+ Bên cạnh đó, việc người dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mặt đường làm nơi buôn bán, kinh doanh dẫn đến lòng đường trở nên chật hẹp và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
+ Chất lượng các công trình hạ tầng nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng
- Độ an toàn của phương tiện quá thấp
II. Giải pháp phòng chống Tai nạn giao thông
1. Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và các chuyên đề về giáo dục ATGT. Có ý chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông và thực hiện tốt “ Văn hoá giao thông”: không phóng nhanh vượt ẩu, không đi từ hàng 2 trở lên, cẩn thận khi rẽ phải, rẽ trái, không đùa giởn… không chở quá 2 người. Khi đi bộ không dàn hàng ngang 3, 4 người, đi đúng phần đường quy định, khi băng qua đường phải nhìn trước nhìn sau… đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy,xe đạp điện, ngồi trên xe máy.Thực hiện tốt hành vi: hiểu biết đầy đủ pháp luật về an toàn giao thông; Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông đường bộ; Có hành vi ứng xử văn hóa, thân thiện với người đồng hành, tận tình giúp đỡ người bị tai nạn; Không điều khiển xe máy khi không có giấy phép lái xe. Không có thói hư tật xấu khi ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; Không để xảy ra tai nạn giao thông khi tham gia giao thông.
2. Phối hợp với gia đình học sinh, không cho học sinh chưa đủ tuổi quy định, chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
3. Thông qua 6 chủ đề tuyên truyền giáo dục ATGT cho HS, nhà trường mong rằng các em HS truyền tải các nội dung của chuyên đề tới phụ huynh học sinh, đồng thời mong muốn các bậc PHHS tiếp tục giáo dục con em mình thực hiện tốt
3.1 Chủ đề 1: Đi bộ an toàn
+ Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi trên hè phố, đi sát mép đường về phía tay phải, đi đúng phần đường, làn đường dành cho người đi bộ
+ Nắm vững cách qua đường an toàn ở nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi có đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt ...)
+ Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ)
+ Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phản quang hoặc trang phục sáng màu)
* Đi bộ qua đường an toàn
+ Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy cẩn thận.
+ Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới.
+ Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất.
+ Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ.
3.2 Chủ đề 2: Đi xe đạp an toàn
+ Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp
Nhận thức được những hành vi đi xe đạp không an toàn.
+ Nắm rõ các nguyên lí và kĩ năng đi xe an toàn: Kiểm tra xe trước khi đi: độ cao, phanh, chuông...
+ Điều khiển xe: trên làn đường bên phải trong cùng, tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu và người điều khiển giao thông, quan sát trước khi di chuyển hướng.
+ Nguyên tắc đi xe đạp an toàn vào ban đêm ( xe phải có đèn hậu, mặc đồ phản quang hoặc trang phục màu sáng)
+ Lưu ý: Trẻ dưới 16 tuổi không được điều khiển xe đạp máy, xe máy
3.3 Chủ đề 3: Đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy an toàn.
+ Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.
+ Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy
+ Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn...
+ Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách
+ Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
+ Chuyển hướng an toàn tại giao lộ
+ Vượt xe an toàn
+ An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.)
3.4 Chủ đề 4: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.
+ Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
+ Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.
3.5 Chủ đề 5: Một số cam kết ATGT cho học sinh.
+ Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi
.
+ Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa có giấy phép lái xe.
+ Không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng.
+ Không rẽ bất ngờ.
+ Không chở quá 2 người trên xe.
+ Không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.
+ Không uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.
+ Lựa chọn tuyến xe buýt công cộng phù hợp để đi lại an toàn.
- . Một số nội dung tuyên truyền khác lồng ghép trong các chủ đề trên
+ Nhận biết một số loại biển báo hiệu đường bộ, đường sắt thông dụng: Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ. Nhận dạng được từng loại biển báo về hình dạng, màu sắc, hình vẽ, ý nghĩa của 5 nhóm biển báo này.
+ Qui định sử phạt và vi phạm hành chính trong một số tình huống đi bộ, điều khiển xe đạp và ngồi trên xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ. (Đi sai làn đường, đi xe bỏ cả 2 tay...)
+ Tôn trọng các qui định về ATGT. Cam kết thực hiện và chia sẻ với những người thân trong gia đình về các kiến thức và kỹ năng được giáo dục.
III. Đề xuất các giải pháp phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc giáo dục ATGT cho học sinh THCS.
Để thực hiện mục tiêu “ An toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và PHHS trong toàn trường, hãy thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ với mục đích giữ vững trật tự ATGT, nâng cao chất lượng cuộc sống và vận động thực hiện nếp sống văn minh, góp phần giảm thiểu TNGT, đồng thời thông qua chương trình này tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng Luật Giao thông đường bộ tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường.
1. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các thông tin tuyên truyền về thực trạng tham gia giao thông an toàn để phối hợp với nhà trường thường xuyên giáo dục ATGT cho con em mình. Chú ý đến nội dung “ Phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm”.
2. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh kí cam kết ATGT, thực hiện nghiêm túc các nội dung của bản cam kết. Và coi đó là khẩu hiệu hành động thiết thực để đảm bảo ATGT cho chính mình và toàn xã hội. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng kí cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các chủ đề về ATGT đã nêu trong Bản cam kết.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu học sinh có những vi phạm về quy tắc giao giao thông đường bộ, đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cần thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm được biết để kịp thời phối hợp giáo dục.
4. Trong chương trình giáo dục ngoại khóa về ATGT, mỗi năm học nhà trường tổ chức các cuộc thi với nội dung “ Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “ An toàn giao thông học đường”, “ An toàn giao thông cho bạn, cho tôi”…. đề nghị các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp cùng nhà trường tổ chức đạt hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Để hưởng ứng một cách có hiệu quả, tôi kêu gọi các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên cùng các em học sinh hãy thực hiện tốt khẩu hiệu “Ba có, bốn không” như sau:
Khẩu hiệu “Ba có”:
1. Có hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường; Chỉ qua đường ở những nơi có tín hiệu vạch kẻ đường và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
2. Có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Phải đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
3. Có hành vi ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi khi có va quệt.
Khẩu hiệu “Bốn không”:
1. Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định.
2. Không lấn chiếm: Lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT.
3. Không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra TNGT.
4. Không để xảy ra TNGT khi tham gia giao thông.
Các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên, học sinh THCS Thượng Thanh hãy gương mẫu, nhiệt tình thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ là đã góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Cuộc sống của chúng ta ở phía trước có rất nhiều điều tốt đẹp, tương lai đang rộng mở và chờ đón chúng ta. Chúng ta hãy là người biết sống văn minh, lịch sự và xây dựng xã hội tốt đẹp!
“ Trường THCS Thượng Thanh nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông "